Kỷ niệm trường xưa
Kỷ niệm trường xưa
Kỷ niệm trường xưa
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Chém gió đi anh em ơi !
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Moi dieu ve hop chat Tinh yeu
tính chần chừ của bạn I_icon_minitimeSat Nov 06, 2010 4:18 pm by cogiaolang

» happy birthday to my kon rai!!!
tính chần chừ của bạn I_icon_minitimeWed Nov 03, 2010 5:06 pm by Khách viếng thăm

» Cố lên !!!
tính chần chừ của bạn I_icon_minitimeThu Jul 01, 2010 6:33 pm by cogiaolang

» Cùng cố gắng sống sót qua mùa hè này nào ^.^
tính chần chừ của bạn I_icon_minitimeWed May 19, 2010 9:41 pm by vutheu

» THO TINH HOC SINH
tính chần chừ của bạn I_icon_minitimeMon May 03, 2010 5:36 pm by cogiaolang

» Th­u gian teo nao
tính chần chừ của bạn I_icon_minitimeWed Mar 31, 2010 3:52 pm by cogiaolang

» đáng báo động
tính chần chừ của bạn I_icon_minitimeWed Mar 31, 2010 3:44 pm by cogiaolang

» tho vui cop nhat
tính chần chừ của bạn I_icon_minitimeMon Mar 29, 2010 10:18 am by cogiaolang

» Con đường hạnh phúc
tính chần chừ của bạn I_icon_minitimeSun Mar 28, 2010 12:24 am by cochuchu

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 tính chần chừ của bạn

Go down 
Tác giảThông điệp
thuy
Khách viếng thăm




tính chần chừ của bạn Empty
Bài gửiTiêu đề: tính chần chừ của bạn   tính chần chừ của bạn I_icon_minitimeSat Sep 12, 2009 12:20 am

________________________________________
Hạn chế tính chần chừ

Trước tiên bạn cần xác định được xem tính chần chừ của bạn là ở bản chất công việc hay là do thói quen?

- Bạn có thể bắt đầu với một công việc đơn giản.
- Trả lời những câu hỏi cơ bản.
- Giữ lại những câu hỏi để bạn đánh dấu sự tiến bộ.


Bạn muốn làm gì?

Đâu là mục tiêu cuối cùng, và kết quả thu được?
Điều này có thể dễ trả lời, có thể không.

Những bước cơ bản để đạt được mục đích đó là gì?
Đừng đi vào chi tiết, hãy nghĩ một cách khái quát.

Bạn đã làm được những điều gì?
- Hãy nhớ rằng bạn cũng là một phần không thể thiếu của quá trình, kể cả chỉ nghĩ thôi.
- Hành trình dài nhất luôn bắt đầu bằng một bước đầu tiên.

Tại sao bạn lại muốn làm công việc này?

Động cơ lớn nhất của bạn là gì?
- Nếu câu trả lời nghe hơi tiêu cực, cũng đừng quá lo lắng. Điều đó có nghĩa bạn đang thành thật và đó là một sự khởi đầu tốt. Tuy nhiên, nếu thật sự tiêu cực, hãy nghĩ lại và diễn đạt nó bằng cách khác cho đến khi câu trả lời trở nên tích cực.

Những kết quả tích cực khác có thể đạt được nếu bạn hoàn thành tốt công việc này là gì?
- Có được câu trả lời cho câu hỏi trên có thể khiến bạn nhận ra những lợi ích mà bạn có thể chưa nhận ra.

Lên danh sách những điều sẽ gặp phải

Bạn có thể thay đổi được điều gì?

Ngoài bản thân bạn ra, bạn sẽ có những điều kiện gì để hoàn thành công việc?
- Sự giúp đỡ không chỉ mang tính vật chất (tiền bạc, công cụ…) mà bao gồm thời gian, người khác/chuyên gia/người lớn tuổi hơn, thái độ, quan điểm…

Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn không có được sự tiến bộ?
Thực ra là cũng không hại gì nhiều nếu tự dọa mình một chút.

Lên kế hoạch, danh sách

Những bước cơ bản và thực tế
- Công việc nào cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu được chia thành các bước cơ bản.
- Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ.
- Sau đó, cho thêm chi tiết và nâng dần mức độ khó khi bạn có được những bước tiến bộ nhất định

Mỗi công việc như thế thì sẽ mất bao nhiêu thời gian?
- Một kế hoạch sẽ giúp bạn theo dõi được tiến bộ của mình và cũng để chắc chắn rằng có những chặng nghỉ trong quá trình giải quyết và hoàn thành công việc.

Thời gian nào trong ngày hoặc trong tuần bạn có thể dành cho công việc này?
- Điều này giúp bạn tạo dựng được một thói quen làm việc mới, môi trường làm việc tốt và tránh sự phân tán (Sẽ dễ dàng hoàn thành công việc nếu như nếu không có sự phân tán).

Sau mỗi chặng bạn sẽ có những phần thưởng gì?
- Đồng thời, bạn cũng phải từ bỏ những gì để đạt được đến từng chặng.

Dành thời gian cho việc dừng lại và xem mình đã làm được những gì.
- Hãy nói chuyện với một người bạn thân, một người lớn hoặc người hiểu biết để giúp bạn có thêm động lực.

Hãy biết đón nhận:

Những sai lầm hoặc khởi đầu không tốt nhưng lại là những bài học quý giá.
- Sai lầm nhiều khi còn quan trọng hơn thành công và đem lại ý nghĩa cho cụm từ "kinh nghiệm".

Chần chừ và ‎có ý định muốn bỏ
- Đừng chối là bạn không hề có những điều này trong đầu những hãy từ bỏ ý định đó đi.

Cảm xúc
- Bạn có quyền bực khi mọi chuyện không đi đúng như dự định.
- Bạn có thể thừa nhận sự thực khi bạn gặp khó khăn, nhưng đồng thời hãy lên kế hoạch giải quyết khó khăn đó.

Niềm phấn khích
- Dĩ nhiên là bạn có quyền phấn khích, vui vẻ khi bạn thành công!


KẾT LUẬN:
- Nếu chần chừ là tính cách của bạn thì hãy quên nó đi! Hãy chỉ tập trung vào công việc và chỉ xoay quanh công việc mà thôi.

Theo mình nghĩ tính chần chừ xuất phát từ tính sợ hãi từ trong chính bản thân mình sợ hãi khi suy nghĩ là nếu thất bại,..... nên bỏ điều này đi khi ra quyết định, còn bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài, chưa tự tin >><< sự dứt khoát trong quyết định một vấn đề.
Mình có nhớ đọc 1 cuốn sách của người nổi tiếng trước khi ông ấy ra 1 quyết định thì nhắm mắt lại trọng 3 phút và nhờ trí thông minh vô hạn ra quyết định điều này(Biến ước mơ thành sự thật và tư duy làm giàu by Napoleon Hill)
-Khi quyết định điều gì đó thì nghĩ tới phần thưởng chứ đừng nghĩ tới cây roi.
- Nó có tốt cho mọi người or có tốt cho mình hay không?
đây là 1 số nguyên nhân mà gây ra tính chần chứ:
Trích:
1. Sợ hãi:

Luôn lo lắng vì kết quả công việc không như ý muốn, sợ nhận trách nhiệm khi thất bại sẽ khiến cho nhân viên không dám bắt tay vào nhiệm vụ được giao.

2. Không bằng lòng:

Một nhân viên cảm thấy bất mãn, khó chịu với nhiệm vụ được giao có thể chống đối bằng cách trì hoãn công việc. Có thể đó là do công việc quá nặng, bị cư xử thiếu công bằng, hoặc vì không đúng chuyên môn nghiệp vụ…

3. Quá cầu toàn:

Một nhân viên quá cầu toàn khi nhận công việc luôn đắn đo suy nghĩ làm thế nào đạt hiệu quả cao nhất, thậm chí làm đi làm lại cho đến khi hoàn hảo mới thôi; có khi họ đợi đến khi có điều kiện thật thuận lợi mới bắt tay vào công việc. Trong khi những đồng nghiệp khác đã hoàn thành nhiệm vụ từ bao giờ, thì mình mãi vẫn đì đẹt ở khâu mở đầu.

4. Nước đến chân mới nhảy:

Những nhân viên này nghĩ rằng họ luôn làm việc tốt nhất khi có áp lực về thời gian, thế là họ cứ đủng đỉnh chần chừ trì hoãn công việc đến phút chót mới thực sự bắt tay vào làm. Xét về một khía cạnh nào đó, tư tưởng này cũng hiệu quả với một số người, nhưng nếu làm việc theo nhóm, chắc sẽ làm các thành viên trong nhóm phát điên. Hơn nữa, nếu đến phút cuối có gì trục trặc thì không thể xoay xở kịp.

5. Tư tưởng trì hoãn:

Với suy nghĩ là không cần thiết phải hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, “chưa xong hôm nay thì mai xong ý mà, chắc cũng chả sao đâu”, thế là nhân viên này cứ từ từ làm việc chả xét gì đến thời gian hết. Cũng có thể họ bị “nghẽn” trong hàng núi công việc khác, nhưng đây cũng là tư tưởng thiếu trách nhiệm rồi.


Hãy đọc những nguyên nhân này và chỉ có thể tự bạn khắc phúc những vấn đề này vì chính bạn là người hiểu rõ mình nhất. "Ai chưa bao giờ thất bại thì chưa làm được việc gì".
"Làm để trải nghiệm, trải nghiệm để biết, biết để làm tốt hơn"
________________________________________


lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol!
Về Đầu Trang Go down
 
tính chần chừ của bạn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» thơ tình
» THO TINH HOC SINH
» Bài toán tình yêu
» Moi dieu ve hop chat Tinh yeu
» the cau hoi muon thuo " tinh yeu la chi" ?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Kỷ niệm trường xưa :: Học Tập-
Chuyển đến